banner-thiep-tet-2022-2.jpg

Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


  • Forum 08QB3
Thi€n§u (962)
mr.Huy (571)
ai-zay (515)
Tran.PhuongAnh (252)
longgaru (204)
Mr.Tin (184)
tramy (155)
Admin (129)
XuânPhát¦¯PerSeUs¯¦ (65)
Qu-na (47)
Amen! Ai mà ac wa' nuôi chó thế này lượt xemAmen! Ai mà ac wa' nuôi chó thế này - 10174 Xem
Tuyển tập những bản Saxophone Quốc tế Hay nhất lượt xemTuyển tập những bản Saxophone Quốc tế Hay nhất - 6841 Xem
game hot: Loạn 12 sứ quân đã crack cho mọi màn hình đây lượt xemgame hot: Loạn 12 sứ quân đã crack cho mọi màn hình đây - 6385 Xem
ĐỀ THI MÔN "PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH" (lần I) lượt xemĐỀ THI MÔN "PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH" (lần I) - 5198 Xem
bài tập các chương môn phân tích hoạt động kinh doanh lượt xembài tập các chương môn phân tích hoạt động kinh doanh - 4978 Xem
Những bộ phim hoạt hình đặc sắc của thập kỷ lượt xemNhững bộ phim hoạt hình đặc sắc của thập kỷ - 3849 Xem
Saxophone- Tha thiết và Êm dịu lượt xemSaxophone- Tha thiết và Êm dịu - 3788 Xem
Những cuộc phiêu lưu của Sinbad( phần 2)-cập nhật lượt xemNhững cuộc phiêu lưu của Sinbad( phần 2)-cập nhật - 3714 Xem
Bài tập Phân tích hoạt động kinh doanh (nhóm 4) lượt xemBài tập Phân tích hoạt động kinh doanh (nhóm 4) - 3705 Xem
Tổng hợp gần 200 hình nền Power Point đẹp, dễ thương, đơn giản! lượt xemTổng hợp gần 200 hình nền Power Point đẹp, dễ thương, đơn giản! - 3371 Xem

Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
29/6/2011, 6:54 pm
Mr.Tin
Thành Viên- Mr.Tin-
Danh hiệu cá nhânVideoMod

VideoMod
Hiện đang:
Nam
Số bài gởi : 184
Điểm : 509
Thanked : 16
Ngày tham gia : 19/04/2011
Humor : Chịu trách nhiệm với những gì mình post
Ứng dụng
Nam
Số bài gởi : 184
Điểm : 509
Thanked : 16
Ngày tham gia : 19/04/2011
Humor : Chịu trách nhiệm với những gì mình post
Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa Vide10
Bài gửiTiêu đề: Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa

Chịu trách nhiệm với những gì mình post
Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa



theochính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sauThế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu
chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa)
thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ
Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.



Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa 2011_154_12_hoangtrieu1



Hoàng triều dư địa toàn đồ (1728, 1729) cho thấy

cương giới phía Nam Trung Quốc

chỉ đến phủ Quỳnh Châu (Hải Nam)



Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là
cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất
bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu
về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại
dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và
khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các
tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi
những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II
(TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm
rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không
có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ
đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ
XX).
Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái
Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả
Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai
Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải
hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi
ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất
của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy
giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những
cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy
yếu nền kinh tế quốc gia.


Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư
Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán.
Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân
vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu
Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã
rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế
kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ
Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi
nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí
là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép
chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc,
có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt.
Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới
đảo Hải Nam.


Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa 2011_154_12_hoangtrieu2



Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán,

một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành

tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt


Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề
cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị
và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất
Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam
châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được.
Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là
Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi
cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ
Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung
Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ
Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và
Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy,
các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và
Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc
gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.


Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần
đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông
Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách
thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không
còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các
thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý
định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời
Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La
Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải
Nam.


Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại
Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong
Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là
đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông
là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa
Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa
(hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh
Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển
Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà
Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên
là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại
Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành
lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước
(1407).


Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa 2011_154_12_hoangtrieu3



Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam,

gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan




Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản
đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành
năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến
đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong
cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như
sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh
Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc
đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18
(ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía
nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam,
Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ
tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà
Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
(cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa,
Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục
của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là
dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi
nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo
Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại
Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với
lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý
Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc
Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại
Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ
ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa
những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh,
Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do:
"Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ
Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận
Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật
lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc
chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.



Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa)
đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách
hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả
của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều
triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của
người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn
22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

Share

Tài Sản của Mr.Tin
Chữ kí của Mr.Tin




Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

      *Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.*
      * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.*
      * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.*
      Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.

      Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
      Forum 08QB3 - Đại Học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh :: Giải trí :: Tin Tức :: Tin Hot-
       
      Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
      Bộ đếm cho blog